Lịch sử ông Bổn Chùa_Ông_Bổn_(Chánh_Nghĩa)

Lễ hội miếu Ông Bổn được luân phiên diễn ra với phạm vi hẹp hơn miếu Bà Thiên Hậu. Tuy nhiên, lễ hội miếu Ông gắn liền với những người làm nghề lò chén, họ coi trọng nơi nhập cư, họ lập chùa lấy tên vị thần đất (Ông Bổn) nói chung và thờ các vị thánh nhân phù hộ nghề nghiệp cho họ.

Đối với người Hoa, Ông Bổn có nghĩa là "Ông tổ", "Bổn" có nghĩa là gốc. Ông Bổn chỉ là một biểu tượng, không phải là một nhân vật cụ thể. Đa số người Hoa đều quan niệm rằng "Ông Bổn" là "Phước Đức Chánh Thần". Tuy nhiên mỗi bang người Hoa đều có những quan niệm và tín ngưỡng riêng về Ông Bổn.

Người Hoa (gốc Phúc Kiến) ở Chợ Lớn đã cụ thể hóa "Ông Bổn" là Châu Đạt Quan – Một vị quan đời Nguyên. Người Hoa gốc Triều Châu, Hải Nam ở miền Tây Nam bộ lại cụ thể hóa là Tam Bảo Thái Giám Trịnh Hòa – Người đời Minh. Người Triều Châu (ở Hội An) cụ thể hóa là Phục Ba Tướng quân Mã Viện. Người Quảng ĐôngChợ Lớn cho Ông Bổn của họ là Thần Thổ Địa,... nhưng những người Hoa họ Vương (gốc Phúc Kiến) ở Bình Dương cho rằng Ông Bổn của họ là Huyền Thiên Thượng đế và họ Lý (gốc Triều Châu) cho Ông Bổn của họ chính là Ông tổ họ Lý. Huyền Thiên Thượng đế là một vị thần do Thượng đế phân thân còn gọi là Chơn Võ (Chân Vũ). Trấn Vũ là vị thần ở núi Võ Đang. Bên cạnh Huyền Thiên Thượng đế, họ Vương còn thờ: Quan Âm Bồ Tát (người Phúc Kiến tôn thờ nhiều thần), Na Tra Thái Tử, Nam Triều Đại Đế. Họ Vương thì tôn thờ các vị thần trên.[1]

Bình Dương hiện nay có 5 ngôi miếu thờ Ông Bổn. Đó là miếu Ông Bổn Chánh Nghĩa (Phước An Miếu), miếu Ông Bổn Bà Lụa, miếu Ông Bổn chợ Búng, miếu Ông Bổn Lái Thiêu và miếu Ông Bổn Tân Phước Khánh (Tân Phước Khánh Nghĩa Đường) của họ Lý, họ Vương Phúc Kiến. Lễ hội miếu Ông Bổn ở Bình Dương diễn ra luân phiên, không có quy mô lớn và thu hút đông đảo Người Hoa, người Việt như lễ hội chùa Bà-Thiên Hậu Thánh Mẫu, nhưng đây lễ hội gắn liền với nghề nghiệp của những người Hoa làm gốm sứ. Nếu như lễ hội Thiên Hậu Thánh Mẫu thể hiện rõ tính chất cầu an, cầu mong sự phù hộ thì lễ hội miếu Ông Bổn đậm chất tri ân, biết ơn thánh nhân, nhớ về cội nguồn, coi trọng nơi nhập cư và cầu mong tiền nhân phù hộ nghề nghiệp cho họ.

Khác với các cộng đồng Người Hoa ở khu vực khác. Cộng đồng họ Lý đến từ Phúc Kiến ở khu vực Phước An Miếu (Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một) lại thờ Ông Bổn là thủy tổ các họ: Lực, Chu, Quách, Tiêu, Triệu, Lý và Châu. Đây cũng chính là biểu tượng chính của ông Bổn tại đây. Họ cũng thờ Phước Đức Chánh thần mà họ gọi đó là Ông Địa, tức là thần đất đai ở địa phương. Và lễ hội Phước An miếu ở phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một là một trong những lễ hội tiêu biểu của tục thờ Ông Bổn của người Hoa Bình Dương.

Họ Lý ở Chánh Nghĩa có nguồn gốc từ huyện An Khê, phủ Tuyền Châu, Phúc Kiến qua Việt Nam đã nhiều đời. Ngôi miếu Phước An thờ Ông Bổn ở đây đã có lẽ xuất hiện từ thời điểm ấy. Ngay bên cạnh miếu thờ Ông Bổn là từ đường của dòng họ Lý của ông. Hàng năm từ đường tổ chức hai kỳ cúng lễ, vào mùa xuân là ngày 2 tháng Giêng (âm lịch) và vào mùa thu là ngày 4 tháng 7 (âm lịch). Những tấm bia gỗ được đặt trang trọng trong từ đường khắc tên người quá cố các đời trước (trong đó 3 đời là những người vốn sinh sống bên Trung Quốc, các đời còn lại là những người đã sang Việt Nam định cư).